Kỹ thuật quan sát đômen và vách đômen Đômen từ

  • Kỹ thuật sử dụng ánh sáng khả kiến: có thể là phương pháp cổ điển nhũ tương ảnh (phương pháp Bitter) hoặc phương pháp sử dụng hiệu ứng quanh từ Kerr. Hạn chế của nhóm kỹ thuật này là độ phân giải không cao, bị giới hạn bởi hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng nên cho độ phân giải cỡ vài trăm nanomet.
  • Kỹ thuật sử dụng kính hiển vi quét đầu dò: là các kỹ thuật sử dụng kính hiển vi lực từ, kính hiển vi quét chui hầm có phân tích phân cực (SP-STM)... Các kỹ thuật này cho độ phân giải tốt (tốt nhất là SP-STM), nhưng hạn chế bởi tốc độ ghi ảnh rất thấp.
  • Kỹ thuật sử dụng chùm điện tử: là các kỹ thuật trong các kính hiển vi điện tử có thể là kính hiển vi Lorentz, kính hiển vi điện tử quét có phân tích phân cực, toàn ảnh điện tử. Các kỹ thuật này có ưu điểm ở độ phân giải cao, tốc độ tốt, nhưng chỉ sử dụng cho mẫu mỏng.
  • Kỹ thuật sử dụng chùm bức xạ kết hợp: sử dụng một bức xạ kết hợp (thường là tia X) có phân cực từ kích thích mẫu phát xạ ra các photon, điện tử thứ cấp từ đó tạo ra ảnh cấu trúc từ. Ưu điểm là nhanh, độ phân giải khá tốt, nhưng hay bị nhiễu và đòi hỏi nguồn bức xạ kết hợp.
  • Các kỹ thuật khác...